News

  • Home
  • Nóng
  • Không thể thiếu tụ điện trong cuộc sống “công nghệ”

Không thể thiếu tụ điện trong cuộc sống “công nghệ”

Tụ điện là linh kiện điện tử phổ biến mà chắc chắn ai cũng đã được nghe ở đâu đó, chẳng hạn như môn học vật lý hay có mặt ở hầu hết các thiết bị điện trong gia đình bạn. Vậy tụ điện là gì và có vai trò như thế nào? Hãy cùng Huetronics tìm hiểu nhé.

Tụ điện là gì

Tụ điện là một linh kiện điện tử có 2 cực thụ động lưu trữ năng lượng điện. Hay tích tụ điện tích bởi 2 bề mặt dẫn điện trong một điện trường.

2 bề mặt dẫn điện của tụ điện được ngăn cách bởi lớp điện môi (dielectric) – là những chất không dẫn điện như: Giấy, giấy tẩm hoá chất, gốm, mica,…

Cấu tạo của một loại tụ điện

Tụ điện có tên tiếng anh là Capacitor và được viết tắt ký hiệu chữ “C”.

Đơn vị của tụ điện: Fara (F). Trong đó, 1 Fara = 10-6MicroFara = 10-9 Nano Fara = 10-12 Pico Fara.

Khi 2 bề mặt có sự chênh lệch về điện thế, nó cho phép dòng điện xoay chiều đi qua. Các bề mặt sẽ có điện tích cùng điện lượng nhưng trái dấu.

Các ký hiệu của tụ điện

Ký hiệu của tụ điện

Những loại tụ điện phổ biến

Tụ điện thường được gọi tên theo chất liệu cách điện ở giữa bản cực (ví dụ tụ gốm, tụ khí, tụ hóa,…)
  • Tụ hóa: là tụ có phân cực (-), (+) và luôn có hình trụ. Trên thân tụ được thể hiện giá trị điện dung từ 0,47 µF đến 4700 µF.
  • Tụ giấy, tụ mica và tụ gốm: là tụ không phân cực và có hình dẹt, không phân biệt âm dương. Có trị số được ký hiệu trên thân bằng ba số, điện dung của tụ thường khá nhỏ, chỉ khoảng 0,47 µF.
  • Tụ xoay: là tụ có thể xoay để thay đổi giá trị điện dung, tụ này thường được lắp trong Radio để thay đổi tần số cộng hưởng khi ta dò đài.
  • Tụ Lithium ion: có năng lượng cực cao dùng để tích điện 1 chiều.

Nguyên lý hoạt động của tụ điện

Nguyên lý hoạt động của tụ điện

Nguyên lý nạp xả của tụ điện được hiểu là khả năng tích trữ năng lượng điện như một ắc qui nhỏ dưới dạng năng lượng điện trường. Nó lưu trữ hiệu quả các electron (điện tử mang điện tích âm) và phóng ra các điện tích này để tạo ra dòng điện. Nhưng điểm khác biệt lớn của tụ điện với ắc qui là tụ điện không có khả năng sinh ra electron.

Nguyên lý nạp xả của tụ điện là tính chất đặc trưng và cũng là nguyên lý cơ bản trong hoạt động của tụ điện. Nhờ tính chất này mà tụ điện có khả năng dẫn điện xoay chiều.

Ứng dụng của tụ điện trong cuộc sống

Tụ điện được ứng dụng nhiều trong sản xuất các thiết bị điện tử, đây là một linh kiện không thể thiếu. Mỗi mạch điện, tụ đều có một công dụng nhất định như truyền dẫn tín hiệu, lọc nhiễu, lọc điện nguồn, tạo giao động,…

Tụ chính trong nguồn máy tính Jetek RM850 có dung lượng lớn, chất lượng cao

Trong nguồn máy tính, tụ điện được có chức năng chính là lọc nhiễu điện từ và tích điện để lưu giữ bộ nhớ hệ thống khi máy tính bị tắt. Màn hình cảm ứng điện thoại thông minh về cơ bản là một tụ điện thay đổi giá trị của nó khi bạn chạm vào nó ở những vị trí khác nhau. Về vấn đề quân sự, tụ điện được ứng dụng trong các máy phát điện, thí nghiệm vật lý, radar, vũ khí hạt nhân,… Có rất nhiều ví dụ khác về những gì một tụ điện có thể làm được. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu biết thêm về thiết bị điện tử này.

Leave a Comment

'